Bạn có thể đọc sách Hà Thành Hương Xưa Vị Cũ – Tập 2: Món Ngon Từ Làng Ra Phố PDF online hoàn toàn miễn phí và tải sách về định dạng PDF theo hướng dẫn bên dưới.
Tìm Sách Bạn Đọc Tại Đây
Lưu ý: Làm theo hướng dẫn để lấy link tải PDF hoặc link đọc Ebook online free cuốn sách Hà Thành Hương Xưa Vị Cũ – Tập 2: Món Ngon Từ Làng Ra Phố PDF
Đọc Sách Hà Thành Hương Xưa Vị Cũ – Tập 2: Món Ngon Từ Làng Ra Phố PDF
Hà thành hương xưa vị cũ (tập 2) là cuốn sách khảo cứu chi tiết, tỉ mỉ về các món ăn đặc trưng của mảnh đất kinh kỳ. Ở tập 2, tác giả đi sâu hơn vào việc mô tả từng món ăn gắn liền với người Hà Nội xưa, một số món ăn đặc sản của từng vùng dường như đã bị quên lãng như: bánh sấy làng Vẽ, bánh nhót làng Triều Khúc, bánh chưng Tranh Khúc, măng mực Bát Tràng… được tái hiện lại qua từng dòng hoài niệm của một nhà báo khao khát phục dựng lại các món đặc sản nổi tiếng một thời. Bên cạnh các món ăn, tác giả còn gợi nhắc về các loại gia vị như: mắm tép, tương Cự Đà…
Sự biến đổi trong khẩu vị của thế hệ trẻ đã khiến cho tác giả trăn trở, nhưng rồi cũng chấp nhận sự biến đổi đó bởi sự thay đổi là tất yếu.
Hà thành hương xưa vị cũ (tập 2) tác giả đã bày ra trước mắt bạn đọc một mâm cỗ sách từ các món ăn chính đến các món ăn phụ cuối thu đầu đông như xôi sắn. Các món trải rộng qua các mùa xuân, hạ, thu, đông, có thể kể đến như: canh rau sắng chùa Hương mỗi dịp mùa xuân tới, vịt dấm ghém vào mùa vịt đuổi đồng mỗi mùa hè oi nóng, cốm chiêm mùa thu và xôi xắn cuối thu đầu đông…
Hay các món ăn trong các ngày lễ hội như: bánh trứng ngỗng trong ngày tết Hàn thực mùng ba tháng Ba, cơm rượu nếp cho dịp tết Đoan ngọ mùng năm tháng Năm, cơm nếp mới trong ngày tết Cơm mới mùng mười tháng Mười…
Hà thành hương xưa vị cũ tập 2 được nới rộng hơn so với tập 1 về cả số lượng các món ăn và điểm nhìn của tác giả, các món ăn không còn chỉ giới hạn ở trong căn bếp phố cổ gắn liền với những người thân thương, mà đã là những món đặc sản của các vùng như: giò cua, giò nây Thái Bình…
Nhà nghiên cứu phê bình Phạm Xuân Nguyên đã ưu ái khen tặng cuốn sách: “Cuốn sách của Vũ Thị Tuyết Nhung như một nhà hàng mà ở đó bà chủ – người làm hàng bằng sự khéo léo, tinh tế của người phụ nữ Hà thành mời các thực khách thưởng thức những món ăn từ sang trọng, cầu kỳ đến đồng quê dân dã, từ thời ăn lấy ngon đến thời ăn lấy no, cho dẫu trong hoàn cảnh nào dù nghèo nàn hay sung túc vẫn tươm tất, ngay ngắn”.